Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến"> Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến">
"Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều dài 20.000 km. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần bị 'sốc' và gọi đây là trận đồ bát quái", trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kể về tuyến đường huyền thoại độc nhất vô nhị trên thế giới.> Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến
"Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều dài 20.000 km. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần bị 'sốc' và gọi đây là trận đồ bát quái", trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kể về tuyến đường huyền thoại độc nhất vô nhị trên thế giới.> Ảnh Đường Trường Sơn trong 16 năm kháng chiến
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi được hoàn thiện, đưa vào khai thác sẽ mang lại những lợi ích thiết thực không chỉ đối với người dân mà còn đối với cả quốc gia. Sau đây là những lợi ích nổi bật mà tuyến đường sắt cao tốc này mang lại:
Rút ngắn tối đa được thời gian di chuyển, vận chuyển hàng hóa, Giúp giảm tải được chi phí vận tải cho nền kinh tế, từ đó là nền tảng cho nền kinh tế Việt Nam càng phát triển hơn.
Đánh dấu mốc cho ngành được sắt Việt Nam. Từ đó đảm bảo được tính khả thi, hiệu quả đối với những dự án liên quan tới đường sắt trong tương lai.
Góp phần làm giảm áp lực cho những chuyến bay từ Bắc và Nam, đặc biệt là tuyến đường bay Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đảm bảo việc di chuyển thuận tiện của người dân giữa hai miền.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam kết nối nhiều tỉnh thành với nhau, từ đó giúp người dân có thể di chuyển sinh sống ở những tỉnh thành không phải là các thành phố, đô thị lớn, kích thích được tăng trưởng cho các vùng miền cả nước.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam còn tạo tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch khi cho phép kết nối nhiều tỉnh thành có khả năng phát triển ngành du lịch. Khách du lịch có thể dễ dàng chi chuyển tới những địa điểm như Tuy Hòa, Vinh, Đồng Hới, Quảng Ngãi,…
Tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh là một phần của tổng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được dự kiến có mức đầu tư gần 1.099 tỷ đồng. Tổng chiều dài của tuyến đường sắt thành phần này là 411km, điểm đầu đặt tại Ga Nha Trang và điểm cuối là Ga Sài Gòn.
Với tổng chiều dài 411km, tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh sẽ trải dài qua tỉnh Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa. Vận tốc dự kiến được thiết kế khoảng 350km/h đây là tiêu chuẩn thiết kế áp dụng với loại đường cấp 1 và đường cao tốc.
Dự án đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh khi được đưa vào triển khai sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh tới Nha Trang, đảm bảo an toàn giao thông. Đặc biệt, đây cũng sẽ lại cột mốc cho việc cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt tại khu vực này.
Hệ thống đường sắt Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trên khắp cả nước. Dưới đây là một số tuyến đường sắt quan trọng tại Việt Nam, cùng với bản đồ đường sắt Bắc Nam giúp bạn dễ dàng hình dung mạng lưới giao thông đường sắt rộng khắp của quốc gia:
Đường sắt Bắc – Nam (Tuyến Thống Nhất)
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai
Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều
Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho (đã ngừng hoạt động)
Tuyến đường sắt nối các cảng biển
Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp đầu đầu tư nghiên cứu những phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam thì sẽ bước đầu tiến hành xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thành phần Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP Hồ Chí Minh. Đây là 2 tuyến đường sắt cao tốc quan trọng và được ưu tiên xây dựng.
Với dự án lớn như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, theo kế hoạch sẽ chia thành nhiều giai đoạn xây dựng để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tuyến đường sắt. Theo Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam theo từng giai đoạn sau:
Một tuyến đường sắt cao tốc thành phần được tập trung đầu tư, ưu tiên xây dựng trước là tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh. Tổng chiều dài của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh là 295km. Theo như dự kiến, tổng mức đầu tư cho 2 đoạn đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh là 24,72 tỷ USD.
Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh dự kiến được chia thành 4 đoạn tuyến, về cơ bản sẽ song song với đường sắt hiện tại. Điểm đầu sẽ được đặt tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), sau đó qua các tỉnh Hà Nam, Nam Định, TP Ninh Bình, Thanh Hóa và điểm cuối tại ga Vinh.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ được dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đây là một tuyến đường sắt thành phần của dự án đường cao tốc cao tốc Bắc Nam được đề xuất với mức kinh phí khoảng 7 tỷ USD (tương ứng với 163.800 tỷ đồng). Điểm đầu dự án tuyến đường sắt này được đặt tại ga An Bình (Bình Dương), điểm cuối sẽ đặt ga Cái Răng.
Tổng chiều dài dự kiến của tuyến đường sắt cao tốc thành phần khoảng 174km, kéo dài qua 6 tỉnh thành, cụ thể gồm: Bình Dương, TP.HCM, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long và Cần Thơ. Số nhà ga dự kiến được đặt trong tuyến đường sắt cao tốc này là 13 nhà ga, đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.
Như vậy, với tuyến đường sắt cao tốc thành phần này sẽ rút ngắn khoảng cách đi từ TP. Hồ Chí Minh tới Cần Thơ và ngược lại chỉ còn từ 75-80 phút. Thay vì việc người dân phải di chuyển đường bộ mất 3 – 4 tiếng đồng hồ như hiện tại.
Bản đồ đường sắt Việt Nam là một công cụ quan trọng giúp người dùng hiểu rõ hơn về mạng lưới đường sắt của đất nước, từ các tuyến chính kết nối các thành phố lớn đến các tuyến nhánh phục vụ nhu cầu vận chuyển trong khu vực địa phương. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bản đồ đường sắt Việt Nam:
Ngoài các tuyến đường sắt chính và đường sắt cao tốc, Việt Nam còn có nhiều tuyến đường sắt nhánh phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và hành khách trong khu vực địa phương.
Các tuyến này thường kết nối các thành phố, thị trấn và làng mạc với nhau, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.
Nhược điểm của vận tải đường sắt:
Bản đồ đường sắt Bắc Nam không chỉ thể hiện lợi ích to lớn của tuyến đường này mà còn góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa mạng lưới giao thông Việt Nam.
Theo dữ liệu mới nhất từ Đường sắt Việt Nam, hệ thống đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến chính, kết nối 35 tỉnh thành trên cả nước. Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881, nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Đến nay, mạng lưới đường sắt đã phát triển mạnh mẽ với quy mô và năng lực vượt bậc, đặc biệt là tuyến đường sắt xuyên Việt khai thác từ năm 1936. Đường sắt Việt Nam hiện tại được quản lý và vận hành bởi Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu.
Mạng lưới đường sắt của Việt Nam hiện bao gồm 5 tuyến chính nối liền các tỉnh thành lớn, gồm: Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quán Triều (Thái Nguyên), cùng với 2 tuyến nhánh: Kép (Bắc Giang) – Uông Bí – Hạ Long (Quảng Ninh) và Kép (Bắc Giang) – Lưu Xá (Thái Nguyên).
Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881, có chiều dài 71 km, nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Tuyến đường này do người Pháp xây dựng với mục đích khai thác tài nguyên và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đường sắt Việt Nam kết nối với Trung Quốc qua hai tuyến chính: một từ Lào Cai (Việt Nam) nối sang Vân Nam (Trung Quốc) và một tuyến khác từ Lạng Sơn (Việt Nam) nối sang Quảng Tây (Trung Quốc), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa hai quốc gia.
Tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm, được xây dựng vào năm 1908, là tuyến đường sắt độc đáo nhất ở Việt Nam. Đây là một trong hai tuyến đường sắt trên thế giới sử dụng bánh răng cưa để leo lên cao nguyên. Tuyến này dài 84 km và vượt qua miền duyên hải để lên độ cao 1.500m. Tuyến đã ngừng hoạt động vào năm 1975, sau đó chỉ còn một phần đoạn đường Đà Lạt – Trại Mát được sử dụng cho khách du lịch.
Liên hệ: Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất. Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN CSKH: 0967 849 918 Email: [email protected] Website: https://meeymap.com
Email: [email protected] Hotline: 0349 208 325 Website: redt.vn
Không gian cảnh quan tuyệt diệu của Mẫu Sơn Lạng Sơn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch độc đáo cùng bầu không khí thanh bình, rất đỗi dịu dàng. Đây là điểm tham quan thích hợp với những bạn trẻ muốn tìm kiếm cảm giác chinh phục, khám phá và tìm đến không gian nhẹ nhàng, thanh bình.
Đỉnh Mẫu Sơn từ lâu đã trở thành địa điểm linh thiêng cùng không gian cảnh quan thanh bình khiến nhiều bạn trẻ đam mê khám phá không thể nào bỏ lỡ. Hãy xách balo lên và cùng theo chân Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn và tìm hiểu về vẻ đẹp đậm chất vùng cao của điểm đến này nhé!
Khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn tọa lạc trên ngọn núi Mẫu Sơn có độ cao lên đến hơn 1500 mét. Điểm đến này có diện tích lên đến khoảng 10 nghìn hecta đất nên khá rộng lớn với nhiều điểm tham quan thú vị.
Mẫu Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 30km di chuyển. Vùng đất này đã từng được người Pháp xây dựng và khai thác du lịch trong nhiều thập kỷ trước. Hiện tại, tại linh địa cổ Mẫu Sơn vẫn còn lưu giữ nhiều biệt thự nghỉ dưỡng với phong cách kiến trúc khá đặc biệt.
Tọa lạc tại độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển. Thế nên, khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn có khí hậu khá se lạnh cùng không gian nhiều sương mù tại hầu hết các tháng trong năm. Vì thế, không gian Mẫu Sơn lúc nào cũng mang một sắc màu trữ tình và rất đỗi lãng mạn, dịu dàng.
Quần thể Núi Mẫu Sơn có đến khoảng 80 ngọn núi nhỏ khác và không gian mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng cảnh sắc thiên nhiên vô cùng trữ tình. Đây cũng là địa điểm săn tuyết thú vị của các tín đồ du lịch khi đến với Lạng Sơn.
Có rất nhiều cách để di chuyển đến Mẫu Sơn, Lạng Sơn mà bạn có thể tham khảo từ MIA.vn. Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc xe khách để di chuyển đến điểm tham quan này từ Thủ đô Hà Nội. Bạn có thể sử dụng Google Maps để tìm đến địa điểm này một cách chính xác nhất. Nếu ngại lái xe đường dài, hãy di chuyển đến Thành phố Lạng Sơn bằng xe khách rồi sau đó thuê xe máy tại đây để đi đến Mẫu Sơn.
Thời điểm thích hợp nhất để tham quan Mẫu Sơn, Lạng Sơn là mùa hè và mùa đông. Vào mỗi mùa, vùng đất này sẽ có không gian cảnh quan đặc trưng và vô cùng thu hút các tín đồ du lịch đến để khám phá và trải nghiệm.
Nếu như mùa hè, Mẫu Sơn như khoác lên mình tấm áo rực rỡ của nắng vàng cùng những thửa ruộng bậc thang vào mùa thì khi tiết trời chuyển đông, không gian ấy càng trở nên siêu thực với hình ảnh thấp thoáng của các bông tuyết trắng.
Dù bất cứ thời điểm nào, nền nhiệt tại Mẫu Sơn Lạng Sơn cũng tương đối thấp. Thông thường, nền nhiệt trung bình ở đây dao động trong khoảng 7 đến 17 độ C. Vì thế, khi tham quan Mẫu Sơn Lạng Sơn, bạn cần phải chuẩn bị thêm áo ấm để có thể bảo vệ sức khỏe.
Dân tộc Dao là tộc người chiếm số đông ở Lạng Sơn. Trên Núi Mẫu Sơn có những bản làng có các cộng đồng dân tộc Dao sinh sống. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa, lối sống của đồng bào Dao nơi đây,
Một trong những cộng đồng người Dao được các tín đồ du lịch tìm đến tìm hiểu nét đẹp văn hóa chính là Bản Khuổi Cấp. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được những vẻ đẹp đậm chất văn hóa người Dao. Bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu hoạt động sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi của đồng bào người dân nơi đây. Cùng với đó, nếu có may mắn bạn sẽ được trải nghiệm các lễ hội địa phương đặc sắc.
Núi Phật Chỉ là một trong những ngọn núi ở Mẫu Sơn được nhiều tín đồ du lịch đến đây chiêm ngưỡng và check-in. Khi đến tham quan Núi Phật Chỉ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khoảng không gian xanh mát như một tấm lụa choàng lên mình các sườn đồi. Bên cạnh đó, Núi Phật Chỉ còn được ví như một điểm đến linh thiêng của cộng đồng người Dao ở khu vực Mẫu Sơn. Đây còn là địa điểm được người dân lập lễ cúng bái để cầu mong bình an, sức khỏe và hạnh phúc.
Vẻ đẹp bao la và bát ngát của Núi Phật Chỉ sẽ khiến bạn cảm thấy ấn tượng bởi không gian trải dài bất tận. Không gian chan hòa giữa thiên nhiên trong vắt cùng nền trời xanh nhạt đã tạo nên một tổng thể không gian với vẻ đẹp không thể chối từ.
Suối Long Đầu ngự trên độ cao 1000 mét và có độ dài khoảng 10 km. Con suối này chính là một trong những điểm tham quan đáng để khám phá nhất khi đến với Mẫu Sơn Lạng Sơn. Độ dốc của địa hình đã khiến con suối có nhiều ghềnh thác. Dòng nước trong vắt uống mình theo sự bất tận của núi Mẫu Sơn đã tạo nên một khung cảnh hữu tình và rất đỗi dịu dàng. Không gian ấy được điểm tô bởi thiên nhiên trong vắt ngập tràn sắc xanh ấn tượng.
Mẫu Sơn Lạng Sơn là điểm đến với vẻ đẹp trong vắt bất tận. Nếu có cơ hội, bạn nên tìm đến vùng đất này để chiêm ngưỡng không gian bao la, rộng lớn và đậm chất trữ tình. Để khám phá thêm những kinh nghiệm khi du lịch Lạng Sơn, bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch MIA.vn để biết thêm những thông tin chi tiết nhất.