* Các bài đọc Chủ Nhật và Lễ Trọng - Năm C. * Bài đọc ngày thường - năm lẻ.
* Các bài đọc Chủ Nhật và Lễ Trọng - Năm C. * Bài đọc ngày thường - năm lẻ.
LỊCH CÔNG GIÁO - GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG 2024
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG 2024 NĂM GIÁP THÌN
Cầu nguyện là đàm thoại với Chúa, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Vì thế, Đức Giêsu dạy ta phải cầu nguyện liên lỉ đừng nghỉ bao giờ (x. Lc 21,36).
Cầu nguyện căn bản ở tâm trí ta hướng lên Chúa. Tuy nhiên, con người có hồn có xác, nên cầu nguyện cũng cần thể hiện bằng lời nói như đọc kinh, hay bằng cử chỉ như làm dấu, bái quỳ… Đàng khác, con người thường sống trong tập thể nên nhiều khi phải cầu nguyện chung với nhau như lời Chúa nói: “Nếu hai người trong các con đồng tâm với nhau ở dưới đất mà cầu xin bất cứ việc gì, Cha Thầy trên trời sẽ ban cho“ (Mt 18,19).
Để giúp ta cầu nguyện, xưa nay Giáo Hội đã soạn ra các kinh nguyện. Trong mỗi giáo phận cũng có những sách kinh riêng thích hợp với hoàn cảnh giáo dân từng địa phương.
Theo tinh thần của Công Đồng Vatican II và Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980, Tòa Giám Mục Bắc Ninh soạn ra quyển Kinh Bản Công Giáo để giúp giáo dân cầu nguyện riêng một mình hoặc chung với nhau.
Nội dung, Sách Kinh Bản này tóm tắt những điều cốt yếu trong Đạo, cần phải tin, phải tuân giữ, phải lĩnh thụ và cầu xin cho được hưởng hạnh phúc đời này và vĩnh cửu đời sau.
Hình thức, Sách Kinh Bản này có thay đổi một số từ cho hợp với hiện tại và sát nghĩa hơn. Thí dụ: dùng tiếng “con” thay “tôi” khi xưng hô với Chúa, “lĩnh thụ Nhiệm tích” thay “chịu phép Bí tích”, “thánh Bảo trợ” thay “thánh Quan Thầy”, “hiệp lễ” thay “chịu lễ”…
Trong phần “Ca Nhiệm tích” và “Tóm Lược Cuộc Đời Chúa Kitô” cũng sử dụng thể văn “Lục bát” và “Song thất lục bát” là thể văn cổ truyền của dân tộc ta.
Sách Kinh Bản gồm những phần sau:
– Phần I: Các kinh ban sáng – ban tối ngày thường, ngày Chúa nhật và Lễ Trọng.
– Phần III: Các kinh Lần Hạt Mân Côi và Ngắm Đàng Thánh giá.
– Phần IV: Các kinh Kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh.
– Phần V: Giáo lý căn bản: Bản tắt, Nhiệm tích Hôn nhân, Ca Nhiệm tích, Tóm lược Cuộc đời Chúa Kitô, Mẫu Xưng tội trẻ em.
Tuy nhiên, để sự cầu nguyện của ta thực sự tốt đẹp và được Chúa chấp nhận, ta phải sống tốt, phù hợp với những kinh ta đọc. Hơn nữa, phải sống tốt ở khắp mọi nơi và đối với mọi người, chứ không nguyên chỉ trong nhà thờ hoặc đối với những người thân thuộc của chúng ta mà thôi.
Chúa Giêsu đã phán dạy: “Không phải những kẻ kêu lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Thiên đàng, nhưng người nào thi hành ý Cha Thầy trên trời, người ấy mới được vào” (Mt 7,21). “Các con là ánh sáng thế gian, ánh sáng các con phải chiếu giãi ra trước mặt người đời, để họ trông thấy việc lành các con làm mà ngợi khen Cha các con trên trời” (Mt 5,16).
NGÀY THƯỜNG, NGÀY CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG
III – Kinh Ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
X- Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đ- Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
X- Này tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.
Đ- Tôi xin vâng như lời thánh thiên thần truyền.
X- Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
X- Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con.
Đ- Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời thánh thiên thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người. Thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
X- Lạy Nữ Vương thiên đàng hãy vui mừng.
X- Vì Đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng.
X- Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa.
X- Xin cầu cùng Chúa cho chúng con.
X- Lạy Nữ Đồng Trinh Maria, hãy hỉ hoan vui mừng.
X- Vì Chúa đã sống lại thật.
Lạy Chúa là Đấng đã làm cho thiên hạ được vui mừng quá bội, bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại, xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người, nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời đời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con. Chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Thưa: Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các thánh Tông đồ, thì nay chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành. Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Lạy Chúa, con sấp mình xuống trước mặt Chúa, con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ, hãy đoái xem sự ngặt nghèo con và nhận lời con nguyện.
Lạy Chúa, xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.
Lạy Chúa chúng con, vì dấu + Thánh Giá, xin chữa + chúng con, cho khỏi + kẻ thù. – Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
Lạy Chúa, con là vật phàm hèn, cùng là không trước mặt Chúa. Con hết lòng thờ lạy và nhận thật Chúa là đầu cội rễ mọi sự, cùng là sau hết mọi loài, Chúa đã dựng nên con, cùng thật là Chúa con nữa, thì con xin dâng linh hồn và xác, cùng mọi sự trong ngoài con ở trong tay Chúa. Amen.
Lạy Chúa, con đội ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho con xưa nay, nhất là đã dựng nên con, và cho Con Chúa chịu chết mà cứu chuộc con, lại chọn lấy con làm con Hội Thánh nữa. Amen.
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có ba ngôi, mà ngôi thứ hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết, mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng, đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
Lạy Chúa, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng, đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô, là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: (đấm ngực 3 lần: lỗi tại tôi) lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
Chúng con thờ lạy ngợi khen Chúa, là Đấng có phép tắc vô cùng, đã thương để chúng con đến sớm mai nay, thì xin Chúa xuống ơn phù hộ cho chúng con trót ngày hôm nay khỏi sa phạm tội gì. Lại xin Chúa sửa sự lo, lời nói, việc làm chúng con hằng nên trọn lành theo ý Chúa. Vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Con thân Đức Thánh Thiên Thần, tính thiêng liêng sáng láng, con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần, giữ con từ thuở mới sinh đến nay, cho khỏi tay quỷ. Đức Thánh Thiên Thần là Thầy con, mở lòng cho con biết được đạo Thánh Chúa trời đất. Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm, cho đến trọn đời, kẻo ma quỷ dữ cám dỗ được con. Con lạy Đức Thánh Thiên Thần, khẩn nguyện cho con thông minh sáng láng, giữ mười giới răn, chừa mọi sự dữ. Đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời cho linh hồn con, được lên ở cùng Đức Chúa Trời, và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đày, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc, than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ thông ơn Chúa, xin chữa chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin thương chúng con trong khi lâm tử. Amen.
Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con hư không đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chuộc tội chịu chết trên cây thánh giá vì con. Lại cho con được Đạo Thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con đêm nay (hoặc: ngày hôm nay) được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Vậy các thánh ở trên nước thiên đàng, cám ơn Đức Chúa Trời thế nào, thì con cũng hợp cùng các thánh mà dâng cho Chúa cùng cám ơn như vậy. Amen.
Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng.
Thưa: Hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
– Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
– Lạy Trái Tim cực thanh cực sạch Rất Thánh Đức Bà Maria.
– Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh.
– Lạy ông thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các Thánh Tử Đạo Bắc Ninh.
II – KINH CHIỀU TỐI NGÀY THƯỜNG
Lưu ý: Đọc như ban sáng cho đến hết kinh Tin kính, rồi đọc tiếp:
Lạy Chúa là sự sáng linh hồn con, xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay: hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa. Con lại xin Chúa, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu ban ơn cho con được ăn năn ghét tội, cùng dốc lòng chừa thật. Amen.
Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay, chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ đã từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy con lấy lòng trông cậy than van, chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là Nữ Đồng Trinh, trên hết các kẻ đồng trinh. Xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ có tội. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương và nhận lời con cùng. Amen.
Lạy Đức Bà Maria, là trung gian ban phát ơn Chúa, con tin thật Đức Chúa Trời ngôi thứ nhất là Chúa Cha phép tắc vô cùng, đã ban cho Đức Bà được quyền thế trên trời dưới đất. Vì vậy, xin Đức Bà phù hộ cho con, khi lâm chung thoát khỏi mưu chước kẻ nghịch thù con. Amen.
Lạy Đức Bà Maria là trung gian ban phát ơn Chúa, con tin thật ngôi thứ hai là Con Đức Chúa Trời, cùng là Con Đức Bà, đã ban cho Đức Bà quang minh, soi sáng cả thiên đàng. Vì vậy, xin Đức Bà phù hộ cho con, khi lâm chung, được lòng tin thật cùng mạnh mẽ, khỏi lầm lạc hay là theo sự dối trá của nghịch thù con. Amen.
Lạy Đức Bà Maria là trung gian ban phát ơn Chúa, con tin thật Đức Chúa Trời ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần đã ban cho Đức Bà đầy lòng mến Đức Chúa Trời. Vì vậy, xin Đức Bà phù hộ cho con, khi lâm chung được lòng ghét tội và yêu Chúa, để con nhẫn nại trong đau đớn xác hồn. Amen.
Lạy Chúa con xin phó dâng linh hồn và xác con ở trong tay Chúa. Chúa đã phù hộ con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa, hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Chớ gì sống chết, con được giữ một lòng kính mến Chúa luôn. Amen.
Lưu ý: Đọc như kinh ban sáng ngày thường cho đến hết kinh Thánh Mẫu rồi tiếp:
Ngày Chúa nhật hôm nay (hoặc: ngày lễ trọng … hôm nay) chúng con hợp nhau kính lạy thờ phượng Chúa, ngợi khen cảm tạ Chúa về mọi ơn lành Chúa đã ban cho chúng con, và đền tạ Chúa vì những tội lỗi chúng con đã phạm mất lòng Chúa, thì chúng con dám xin Chúa hãy ban những ơn cần thiết cho chúng con được rỗi linh hồn. Nên chúng con hết lòng tin vững vàng mọi điều Đạo Thánh Chúa dạy, nhất là những điều căn bản này: là có một Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng dựng nên trời đất, mà Người có ba ngôi. Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thánh Thần. Ba ngôi cũng một tính một phép, cho nên ba ngôi cũng một Chúa mà thôi.
Chúng con tin ngôi thứ hai ra đời làm người sinh bởi Bà Maria đồng trinh đặt tên là Giêsu, ở thế gian ba mươi ba năm, đoạn chịu chết trên cây thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ, đến ngày thứ ba Người sống lại, khỏi bốn mươi ngày lên trời, đủ mười ngày lại cho Đức Chúa Thánh Thần xuống, trên các thánh tông đồ và Hội Thánh mới lập. Ai chẳng thông công cùng Hội Thánh ấy thì chẳng được rỗi linh hồn, mà linh hồn là bản tính thiêng liêng chẳng hề chết được, và đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa hỏa ngục chịu phạt vô cùng.
Chúng con tin các sự ấy mà thôi thì chưa đủ cho được lên thiên đàng, còn phải giữ mười điều răn Đức Chúa Trời, cùng sáu điều răn Hội Thánh và làm những việc lành phúc đức. Vì vậy, chúng con hằng phải sợ hãi và lánh xa các tội lỗi, nhất là bảy mối tội đầu là căn nguyên mọi tội lỗi khác.
Vậy chúng con phải ân cần lo lắng mà năng lĩnh các nhiệm tích Đức Chúa Giêsu đã truyền, là những phương linh nghiệm cho chúng con được nên thánh, có bảy phép nhiệm tích mà thôi nhưng phép Rửa Tội, phép Mình Thánh Chúa, cùng phép Giải Tội là ba phép cần thiết hơn cho chúng con được cứu rỗi. Ấy vậy chúng con hằng phải ra sức thế nào mà lĩnh các phép trọng ấy cho nên, cùng tin thật vững vàng và giữ cẩn thận các điều trước này thì mới được hưởng hạnh phúc đời đời. Amen.
Đạo Đức Chúa Trời có mười Điều răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
Thứ nhất: Dự lễ ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
Thứ bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh.
Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ Sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy.
Thứ ba: Là phép Mình Thánh Chúa.
Thứ năm: Là phép Xức dầu bệnh nhân.
Thứ sáu: Là phép Truyền chức Thánh.
Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người.
Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Thứ nhất: Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn uống.
Thứ sáu: Yêu người chớ ghen ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
Thứ nhất: Ai có lòng thanh bần ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ hai: Ai hiền lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được Đất Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ ba: Ai khóc lóc ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy.
Thứ bốn: Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm: Ai thương xót người ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu: Ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
Thứ bảy: Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
Thứ tám: Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thành lập: 1982. Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi . Ngày kính: 07.10 hằng năm. Giáo dân: 2.601 người (dân cư: 4.210 người) Địa chỉ: Thôn Việt Cường, Xã Cù Bị, H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu. Địa giới: Đông giáp Xuân Mỹ / Tây giáp Bàu Cạn / Nam giáp Kim Long / Bắc giáp Cẩm Đường. Điện thoại: 0254. 3885207.
1/ GIỜ LỄ HÀNG NGÀY: * Sáng: 05g00 (Thứ Hai, Thứ Bảy) * Chiều: 18g00 (Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu) 2/ GIỜ LỄ CHÚA NHẬT: * Thứ 7: 18g00 * Chúa nhật: 06g00, 17g00 3/ CHẦU THÁNH THỂ: 19g30 (Chúa nhật)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
Năm 1976, một số khá đông người dân Biên Hoà, Tam Hiệp, Hố Nai theo chính sách Kinh Tế Mới, đến vùng Cù Bị này để khẩn hoang lập ấp. Cũng năm này, những người dân từ Bình Trị Thiên, phần lớn là công giáo, tiếp bước vào đây lập nghiệp theo chương trình thu nhận công nhân của nông trường Cù Bị.
Cùng với việc cắt tranh làm nhà ở, giáo dân cũng đã dựng một nhà nguyện nhỏ để làm nơi cầu nguyện chung tại đây. Tuy thế, giáo dân phải đi dâng lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Cẩm Mỹ, cách Cù Bị 7 km.
Cuối năm 1977, cha Gioan Baotixita Đinh Đức Hậu, chánh xứ Cẩm Mỹ, được bổ nhiệm làm quản nhiệm giáo họ Cù Bị. Từ đó, giáo dân tham dự Thánh lễ Chúa nhật ngay tại ngôi nhà nguyện của mình. Đầu năm 1982, ngôi nhà nguyện thô sơ ban đầu được thay bằng ngôi nhà thờ bán kiên cố, vách ván, nhưng vẫn lợp lá.
Ngày 02.10.1988, thầy Phaolô Bùi Đức Kỳ, sau 7 năm giúp xứ Cù Bị được phong chức linh mục và được bổ nhiệm làm chánh xứ vào tháng 12 cùng năm khi giáo họ được nâng thành giáo xứ Mai Khôi.
Từ năm 1977, giáo xứ đã sống trong sự chăm sóc, hướng dẫn của quý cha:
Cha Gioan B. Đinh Đức Hậu, quản nhiệm: 1977-1983. Cha Phaolô Bùi Đức Kỳ, chánh xứ: 1988-2001. Cha Giuse Nguyễn Văn Lượng, quản nhiệm: Tháng 6 – 12.2001. Cha Phaolô Trần Kim Phán, chánh xứ: 2001- 04.2010. Cha Đaminh Vũ Duy Hùng, chánh xứ: 04.2010 – 23.4.2018. Cha Phaolô Nguyễn Thành Lai, chánh xứ: 24.4.2018 – nay.
*** Aug Trần Thanh Hoà, phó xứ: 01.2006 – 10.2006. Đaminh Hoàng Quốc Hùng, phó xứ: 10.2008 – 4.2009.
CÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT SINH HOẠT GIÁO XỨ
Nhà thờ mới với kiểu dáng Đông phương được khởi công xây dựng vào ngày 20.07.2005 và được làm phép ngày 28.06.2007, nhân dịp Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm về ban bí tích Thêm Sức cho thiếu nhi trong xứ .
Tổng diện tích đất giáo xứ chỉ có vỏn vẹn 2.177 m2. Trong đó, ngoài ngôi nhà thờ còn có các cơ sở:
– Nhà xứ với diện tích 170 m2 được xây bằng gạch, lợp tôn. – 06 phòng giáo lý.
96% giáo dân Mai Khôi là công nhân nông trường cao su, nên đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, hàng năm giáo xứ cũng trợ cấp cho khoảng 30 gia đình khó khăn với tổng số tiền gần 1,5 triệu.
Giáo xứ có cộng đoàn Con Đức Mẹ Đi Viếng hiện diện từ những ngày đầu cộng đoàn được quy tụ, các Dì không chỉ giúp cha xứ làm các công tác mục vụ như : dạy giáo lý, trao Mình Thánh Chúa cho người đau bệnh, tập hát, lo phòng Thánh, cắm bông… mà còn đảm trách việc giáo dục cho các thiếu nhi mầm non trong xứ.
#gpbr #giaophanbaria #bttgpbr #gxmaikhoi #giaoxumaikhoi
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
A. Lược Sử Giáo Phận Hải Phòng
"Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Xin mượn lời Thánh Vịnh để tóm lược những nét chính yếu khai sinh giáo phận Hải Phòng, một giáo phận được thành hình từ ân sủng, cùng với mồ hôi nước mắt, máu xương của các thừa sai linh mục, tu sĩ và giáo dân làm nên trang sử của giáo phận Hải Phòng và của Giáo Hội Việt Nam.
Ngày 9-9-1659, với Ðoản Sắc Super Cathedram Principis, Ðức Alexandrer VII (1655-1667) thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận: Ðàng Ngoài và Ðàng Trong. Vùng đất Hải Phòng, Hải Dương lúc này đã có những "cơ sở", giáo xứ quan trọng trong giáo phận tiên khởi Ðàng Ngoài như Xứ Ðoài, Xứ Bắc, Kẻ Sặt...
Năm 1679, Ðức Innocens XI (1676-1689) chia giáo phận Ðàng Ngoài làm hai: Ðông Ðàng Ngoài và Tây Ðàng Ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Cha Francois Deydier Phan thuộc Hội Thừa Sai Paris, được đặt làm giám mục tiên khởi của giáo phận Ðông Ðàng Ngoài, lúc đó tòa giám mục thường ở Phố Hiến (tên một cảng nằm trên tả ngạn sông Hồng, do nhà Lê mở vào cuối thế kỷ, phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay); sau đời Ðức cha Deydier, tòa giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương.
Theo báo cáo của các cha dòng Tên gửi Ðức cha J. de Bourges những nơi các ngài coi sóc (hiện nay nằm trong các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa) năm 1668-1707, có số giáo dân như sau: Ðông và An Quảng 3,016; Bắc (Kẻ Noi) 990; Ðoài 6,250.
Ngày 5-9-1848, Ðức Piô IX (1848-1878) ban Chiếu thư chia tỉnh Nam Ðịnh và tỉnh Hưng Yên, lập thành giáo phận Trung, phần đất còn lại giữ tên cũ là giáo phận Ðông, do Ðức cha Jeronimo Hermosilla Liêm, OP. giám mục tiên khởi người Tây Ban Nha, coi sóc. Ngày 6-11-1861, ngài tử đạo tại khu Năm Mẫu (Hải Dương). Trong thời Ðức cha Liêm, giáo phận có diện tích đất rộng, lúc này giáo dân đã lên tới con số 45,000, ở rải rác trong 327 xứ, họ, trên tổng số dân là 3 triệu người. Tòa giám mục khi ở Nam Am, khi ở Kẻ Mốt (thuộc Bắc Ninh ngày nay). Giáo phận Ðông đã có các trường Lý Ðoán (Ðại Chủng Viện) và La Tinh (Tiểu Chủng Viện) ở Ðông Xuyên, Kẻ Mốt, Tử Nê.
Ngày 29-5-1883, Ðức Lêô XIII (1878-1889) công bố Chiếu thư lập giáo phận Bắc, một phần tách từ giáo phận Ðông, gồm các tỉnh Hải Dương (bấy giờ gồm cả Kiến An), Quảng Yên và Hải Ninh (tức Mông Cái), và vẫn giữ tên cũ là giáo phận Ðông do Ðức cha José Terrès Hiến coi sóc, tòa giáo mục đặt ở Hải Dương. Hải Phòng khi ấy chưa là sở cha chính, nhưng năm 1880, cha chính Salvador Masso Tế đã xây nhà thờ lớn.
Năm 1890, Ðức cha Hiến dời tòa giám mục ra Hải Phòng, còn sở cha chính chuyển sang Liễu Dinh một thời gian rồi đưa về Kẻ Sặt. Hàng giáo sĩ năm 1892 có Ðức cha Hiến, 32 linh mục triều, 8 thừa sai, 2 cha dòng người Việt, 82 thầy giảng, 20 chủng sinh thần học, 20 chủng sinh triết, 20 tiểu chủng sinh, 281 học sinh trường thử và 41,120 giáo dân.
Ngày 3-12-1924, Tòa Thánh đổi tên giáo phận Ðông theo địa hạt hành chính, nơi đặt tòa giám mục, gọi là giáo phận Hải Phòng, Ðức cha Francisco Ruiz de Azua Minh, OP. (1919-1929) coi sóc.
Ngày 14-1-1953, cha Giuse Trương Cao Ðại, OP. nhận sắc chỉ của Tòa Thánh làm giám mục Hải Phòng và thụ phong tại Hồng Kông. Sau khi về nước nhận giáo phận, ngài xây dựng giáo phận về cả vật chất lẫn tinh thần. Công việc đang thuận lợi thì Ðức cha lại phải di cư vào Nam sau hiệp định Genève (1954).
Ngày 7-5-1955, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Khuất Văn Tạo làm giám quản tông tòa giáo phận Hải Phòng. Ngài được tấn phong giám mục tại nhà thờ Sơn Tây ngày 7-2-1956; ngày 28-4-1956, Ðức tân giám mục chính thức nhận giáo phận Hải Phòng.
Ngày 24-11-1960, Tòa Thánh thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, giáo phận Hải Phòng được nâng lên hàng chính tòa thuộc giáo tỉnh Hà Nội, Ðức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa của giáo phận Hải Phòng. Ðức cha đã cai quản giáo phận trong hơn 21 năm đầy gian khổ vì hầu hết các linh mục và giáo dân của giáo phận đã di cư vào Nam. Ngài mất ngày 19-8-1977. Hai năm sau (1979), giáo phận mới có Ðức cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương thụ phong giám mục ngày 18-2-1979 lên thay, ngài nhận giáo phận ngày 24-2-1979. Ngài đã trùng tu tòa giám mục, nhà thờ chính tòa và kiến tạo hơn 100 nhà thờ xuống cấp ở các giáo xứ và họ đạo, đào tạo và truyền chức cho hơn 20 linh mục. Ngài qua đời ngày 10-3-1999. Trong thời gian giáo phận trống tòa, Hội đồng Tư vấn Quản trị giáo phận, đứng đầu là linh mục niên trưởng Laurensô Phạm Hân Quynh. Linh mục Ða Minh Nguyễn Chấn Hưng làm giám quản giáo phận cho đến ngày Ðức Thánh Cha bổ nhiệm giám mục Giuse Vũ Văn Thiên làm giám mục chính tòa, ngày 26-11-2002.
Ranh giới: Giáo phận bao gồm toàn bộ thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tinh Quảng Ninh và một phần nhỏ của tỉnh Hưng Yên.
- Linh mục triều: 43 (02 LM đang du học tại Pháp)
- Linh mục dòng: 2 (Dòng Thánh Thể)
- Chủng sinh đang học tại Ðại chủng viện Hà Nội: 35
Hải Phòng ở giữa các cửa sông của hệ thống sông Lục Ðầu: Bắc có sông Bạch Ðằng mà đoạn trên gọi là sông Kinh Thầy, Ða Bách (Ðá Bạc), dưới là cửa Nam Triệu, giữa là sông Kinh Môn, đổ ra biển bằng Cửa Cấm, đến sông Văn Úc, sông Thái Bình, đến sông Hóa chảy giữa Hải Phòng và Thái Bình.
- Nhà thờ Chính Tòa: xây dựng năm 1880.
- Ðền Thánh Tử Ðạo Hải Dương (hiện nay đã đổ nát, chưa khôi phục được)
(dựa theo Niêm Giám 2005 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
và được bổ túc thêm những chi tiết mới
dựa theo thông tin của TGM Hải Phòng ngày 26/03/2007)
Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page