Miền Nam Có Bị Bão Yagi Không

Miền Nam Có Bị Bão Yagi Không

Cơ quan thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới cho biết rằng Việt Nam cần gần 54.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão Yagi, trong đó việc xây lại nhà ở, hạ tầng phục vụ cộng đồng cần hơn 13.700 tỷ đồng.

Cơ quan thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới cho biết rằng Việt Nam cần gần 54.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão Yagi, trong đó việc xây lại nhà ở, hạ tầng phục vụ cộng đồng cần hơn 13.700 tỷ đồng.

GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC SẢN XUẤT SAU BÃO

Trước những thiệt hại của các doanh nghiệp thuỷ sản miền Bắc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị các địa phương đề xuất các giải pháp có chính sách hỗ trợ cho các gia đình nông, ngư dân khắc phục khó khăn, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống thời gian tới.

Theo ghi nhận, những ngày qua các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng cùng các tỉnh thành khác đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

"Đề nghị các ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, nghiên cứu việc tiếp tục cho vay mới đối với doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão để họ có thể khôi phục sản xuất kinh doanh. Thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả".

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết đã làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để thảo luận, thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn bị ảnh hưởng của cơn bão Yagi.

Để vượt qua khó khăn sau bão, ông Huy đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bão, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại phải tập trung hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp, người dân và hộ vay vốn khắc phục ngay các khó khăn do bão gây ra. Đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn. Cùng với đó, khuyến khích ngân hàng tích cực cho khách hàng vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Về giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão Yagi, Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định.

Để khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khuyến nghị các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đối tác logistics để khôi phục hoạt động vận chuyển hàng hóa. Chính quyền cần ưu tiên sửa chữa hạ tầng giao thông, cảng biển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế và xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chuỗi cung ứng thông minh có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp như bão lũ.

Sau bão, vấn đề ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các vùng nuôi trồng. Việc giám sát và kiểm soát dịch bệnh cần được triển khai đồng bộ, với sự tham gia của cả nhà nước, các doanh nghiệp và người nuôi. Chính quyền địa phương cần tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn người nuôi các biện pháp vệ sinh môi trường, xử lý ao hồ và đảm bảo nước sạch trước khi tái sản xuất. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước và bảo vệ môi trường nuôi trồng để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm trong tương lai.

Mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 khiến nhiều nơi bị ngập sâu

Ngay sau khi cơn bão Yagi và mưa lũ quét qua một số tỉnh, thành phố phía Bắc gây thiệt hại nặng nề, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái đã lập tức thu xếp 250 tỷ đồng dành cho Quỹ cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân.

Ngân sách được huy động từ 2 nguồn: Kinh phí từ Tập đoàn cùng các công ty thành viên và đóng góp tự nguyện của hơn 130 nghìn cán bộ công nhân viên Vingroup trên toàn hệ thống.

Tùy theo tình hình thực tế, Quỹ cứu trợ khẩn cấp sẽ được sử dụng để xây lại khoảng 2.000 ngôi nhà cho các gia đình bị mất nhà cửa trong đợt bão lũ vừa qua, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu cho mỗi gia đình có người thiệt mạng do thiên tai. Số tiền còn lại sẽ được dành để hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh.

Ngay sau khi phát động, Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn) đã thành lập đội phản ứng nhanh, trực tiếp tỏa đến từng địa phương bị thiên tai để phối hợp triển khai các phương án hỗ trợ người dân. Trong đó, các gia đình có nhà bị sập, hỏng hoàn toàn hoặc có thành viên thiệt mạng (đặc biệt là lao động trụ cột của gia đình) sẽ được đặc biệt ưu tiên hỗ trợ. Không chỉ trực tiếp triển khai, Quỹ Thiện Tâm còn kết hợp với các đơn vị báo chí để lan tỏa sự ủng hộ và nguồn lực tới đồng bào sớm nhất có thể.

Ngoài 250 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp, Tập đoàn Vingroup cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên toàn hệ thống dành các ngày nghỉ đồng hành cùng Quỹ Thiện Tâm trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ cho bà con bị thiên tai.

Bên cạnh việc tham gia cùng Tập đoàn, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cũng chủ động tham gia cứu trợ đồng bào từ những ngày đầu bão lũ.

Với vai trò là doanh nghiệp tư nhân có quy mô hàng đầu Việt Nam, Vingroup luôn chủ động và tiên phong sát cánh cùng cộng đồng vượt qua khó khăn thách thức như ứng phó với đại dịch COVID-19, cứu trợ thiên tai, tiếp sức đến trường, khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo…

Ngày 12/9, Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) và các công ty trong hệ sinh thái cho biết sẽ tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài.

Ngân sách được huy động từ hai nguồn là kinh phí từ Tập đoàn cùng các công ty thành viên và đóng góp tự nguyện của hơn 130.000 cán bộ công nhân viên Vingroup trên toàn hệ thống.

Theo Vingroup, tùy theo tình hình thực tế, số tiền sẽ được sử dụng để xây lại khoảng 2.000 ngôi nhà cho các gia đình bị mất nhà cửa trong đợt bão lũ vừa qua, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu cho mỗi gia đình có người thiệt mạng do thiên tai.

Số tiền còn lại sẽ được dành để hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh.

Ngoài Vingroup, trước đó nhiều doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền bắc chịu thiệt hại do đợt mưa bão lần này như: CTCP Thế Giới Di Động đã chủ động triển khai một đơn hàng đặc biệt với 10.000 nồi cơm điện tặng người dân vùng lũ, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống; WinCommerce, đóng góp 400 triệu đồng để thăm hỏi và giúp đỡ các nhân viên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai.

Trong số các ngân hàng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ, có 17 ngân hàng mỗi đơn vị ủng hộ 2 tỷ đồng gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, MB, VPBank, SHB, ACB, Eximbank, LPBank, TPBank, SeABank, BacABank, VIB, Nam A Bank và Woori Bank Việt Nam.

Các ngân hàng đóng góp 1 tỷ đồng gồm MSB, BaoVietBank và Shinhan Bank Việt Nam, ABBank và VietABank ủng hộ 500 triệu đồng, trong khi VietBank và KienlongBank mỗi ngân hàng ủng hộ 200 triệu đồng.

Ngoài ra, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines – Mã: HVN),  CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC), CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), Bamboo Airways thông báo sẽ vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ cho các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi.