Tỉnh Thái Nguyên Đã Có Những Biện Pháp Nào Để Bảo Tồn Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Của Hát Then

Tỉnh Thái Nguyên Đã Có Những Biện Pháp Nào Để Bảo Tồn Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Của Hát Then

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa và ẩm thực độc đáo.

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa và ẩm thực độc đáo.

VHO - Phát huy nội lực trong kêu gọi, vận động xã hội hóa, thời gian qua, nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã huy động hàng chục tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Những ngày này, khu vực nhà văn hóa làng Hồi Cù (xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói, cười, khi ngôi đền thờ Bản thổ tôn Thần của làng được khôi phục sau nhiều năm mai một. Làng Hồi Cù nằm ở phía Nam di tích quốc gia Hoàng Nghiêu Sơn – nơi thờ danh tướng Nguyễn Chích, người có công lớn trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược vào đầu thế kỷ XV. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp của cảnh sắc, lối sống nông thôn Việt. Đây cũng là địa phương tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa bằng nguồn xã hội hóa.

Hồi Cù là làng đầu tiên xã Hoàng Sơn được công nhận làng văn hóa (năm 2001). Tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy, song hành cùng sự phát triển của địa phương, các thế hệ cháu con của làng Hồi Cù luôn cần cù, hăng hái lao động sản xuất, nêu cao tinh thần, ý chí phấn đấu, đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Trong đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của người dân nơi đây với các bậc tiền nhân. Trước đây, làng Hồi Cù có một ngôi đền tọa lạc ngay tại vị trí xây dựng nhà văn hóa làng bây giờ. Đền có kết cấu 5 gian, làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài; nền lát gạch bát; phía ngoài là khu vực để bà con hội họp, sinh hoạt cộng đồng. Kiến trúc tuy đơn giản nhưng thẩm mỹ, trang trọng bởi có các hoành phi, câu đối, hoa văn chạm khắc tứ linh (long, lân, ly, quy, phượng). Tuy nhiên, vào khoảng đầu những năm 80 thế kỷ trước, do biến động thời cuộc lúc bấy giờ, đền đã bị tháo dỡ để lấy gỗ xây dựng trường học. Sau đó dân làng đã dựng lên một gian thờ nhỏ để tiếp tục duy trì việc hương khói của làng.

Trải qua thời gian, theo nguyện vọng của toàn dân, sự quan tâm của các cấp và sự đồng hành của doanh nghiệp trên địa bàn, nhân dân địa phương động thổ tu bổ, tôn tạo ngôi đền. Sau thời gian thi công xây dựng, ngôi đền hoàn thành khang trang bề thế, uy nghiêm, to đẹp và cơ bản giữ được nét kiến trúc của ngôi đền cổ kính xưa. Ngôi đền mới được xây dựng ngay tại vị trí trước đây người dân làng Hồi Cù dựng gian thờ nhỏ với tổng diện tích là 120m2 (bao gồm cả khuôn viên phía trước đền). Nét đẹp truyền thống trong kiến trúc đền được thể hiện ở kết cấu 3 gian; mái dốc thẳng lợp ngói, phần diềm mái được cách điệu tạo cảm giác mềm mại, thanh thoát; phía trước đền có hai cột trụ; khuôn viên xung quanh đền rợp bóng cây xanh mướt mát… Các họa tiết chạm khắc công phu ở phía nóc, đầu mái, trên đỉnh cột trụ chủ yếu là hình tượng con rồng vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, uy linh cho ngôi đền. Bậc 7 cấp lên xuống trước đền toàn bộ được làm bằng đá nguyên khối… Hiện đền còn lưu giữu được một số hiện vật cổ: bệ đá, bát hương bằng đá, khối đá có khắc chữ “Hồi Cù mai – 1938”…

Hiện vật cổ còn lưu giữ được tại ngôi đền

Cụ Lữ Văn Minh là thế hệ thứ ba trong gia đình đã gắn bó, trông coi việc hương khói của ngôi đền bày tỏ: “Chúng tôi rất phấn khởi khi ngôi đền hàng trăm năm tuổi gắn liền với tín ngưỡng thờ Bản thổ tôn Thần được trùng tu, xây dựng khang trang. Hơn nữa, cùng với việc tôn tạo lại đền, lễ hội truyền thống của làng Hồi Cù cũng được khôi phục, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, qua đó, tăng cường mối đoàn kết trong cộng đồng”.  Ông Lê Văn Diễn, trưởng làng Hồi Cù hào hứng cho biết: “Trong 3 năm qua, Nhân dân làng Hồi Cù đóng góp được khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng khuôn viên, nhà văn hóa. Riêng toàn bộ kinh phí xây dựng, hoàn thiện ngôi đền là từ tấm lòng tự nguyện, phát tâm của gia đình anh Nguyễn Dư Mạnh - con cháu trong làng đầu tư, chi phí khoảng hơn một tỷ đồng”. Anh Mạnh chia sẻ, việc tôn tạo đền Hồi Cù khang trang, đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân, giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Những ngày này, khu vực nhà văn hóa làng Hồi Cù lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói, cười. Từ sáng sớm, lãnh đạo thôn cùng các cụ cao niên, một số người dân trong làng đã ngồi lại với nhau, sôi nổi bàn bạc các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện xây dựng ngôi đền làng, sắp xếp, bày trí bên trong và chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành đền sắp sửa diễn ra. Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy tấm lòng, tinh thần trách nhiệm, sự trân trọng của người làng Hồi Cù đối với những giá trị lịch sử - văn hóa của cha ông để lại. Việc ngôi đền được trùng tu sẽ là động lực quan trọng để làng Hồi Cù xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, trước nhịp sống hiện đại đang dấy lên những lo ngại về việc mai một giá trị văn hóa truyền thống... Đó là niềm tự hào của cháu con nơi đây. “Niềm mong mỏi lớn nhất là trong tương lai gần, ngôi đền sẽ được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa để người dân làng Hồi Cù làm tốt hơn nữa việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương”, anh Lê Văn Diễn, trưởng làng Hồi Cù bày tỏ.