Ứng Dụng Công Nghệ Trong Quản Lý Giáo Dục

Ứng Dụng Công Nghệ Trong Quản Lý Giáo Dục

Trong thời đại số hóa, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục đang trở thành một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, học máy hay nhiều công nghệ khác vào quá trình giảng dạy sẽ giúp nâng cao chất lượng, và hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Trong thời đại số hóa, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục đang trở thành một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, học máy hay nhiều công nghệ khác vào quá trình giảng dạy sẽ giúp nâng cao chất lượng, và hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên tiếng Việt: Quản trị Công nghệ giáo dục

Tên tiếng Anh: Educational Technology Management

Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản trị Công nghệ giáo dục

Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Educational Technology Management

1.4. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học Quản Lý Giáo Dục Ra Trường làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học quản lý giáo dục, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với một loạt các vai trò và công việc trong lĩnh vực giáo dục. Dưới đây là một phân tích chi tiết hơn về mỗi vai trò:

1. Chuyên Viên Quản Lý Hành Chính Giáo Dục:

Trách nhiệm chính của bạn là quản lý và điều hành các hoạt động hành chính trong tổ chức giáo dục. Bạn sẽ đảm bảo rằng các thủ tục hành chính được thực hiện một cách mạch lạc và hiệu quả.

Trong vai trò này, bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ văn phòng như quản lý hồ sơ, lập lịch và giao tiếp với các bên liên quan. Việc tổ chức thông tin và truyền đạt thông điệp một cách chính xác là rất quan trọng.

3. Chuyên Viên Quản Lý Đào Tạo:

Nhiệm vụ của bạn là phát triển và triển khai các chương trình đào tạo cho giáo viên và nhân viên. Bạn cần đảm bảo rằng chương trình đào tạo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu cụ thể của tổ chức giáo dục.

4. Nhân Viên/Chuyên Viên Hành Chính Nhân Sự:

Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào các hoạt động quản lý nhân sự như tuyển dụng, quản lý lương thưởng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Quản lý hành chính nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển lực lượng lao động.

5. Chuyên Viên Phụ Trách Công Tác Văn Hóa Giáo Dục:

Bạn sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa và giáo dục ngoại khóa. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm học tập của học sinh và tạo ra sự kết nối trong cộng đồng.

Vai trò này đòi hỏi bạn tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục và đề xuất cải tiến. Nghiên cứu giáo dục là chìa khóa để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

7. Giảng Viên Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục:

Bạn sẽ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình về quản lý giáo dục cho sinh viên và chuẩn bị họ cho sự nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai của những nhà quản lý giáo dục.

8. Nhân Viên/Chuyên Viên Tư Vấn Tuyển Sinh:

Trong vai trò này, bạn sẽ hỗ trợ sinh viên và phụ huynh trong quá trình tìm kiếm và đăng ký vào các chương trình giáo dục phù hợp. Tư vấn tuyển sinh giúp học sinh và gia đình họ hiểu rõ về các lựa chọn giáo dục và quy trình đăng ký.

Mỗi vai trò trong lĩnh vực quản lý giáo dục đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì một môi trường giáo dục tích cực và hiệu quả. Lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách thành công và đáng ngưỡng mộ.

EMAIL:    [email protected]

ĐĂNG KÝ ZALO OA  :  dangkyzalooa.com

- Xây dựng kế hoạch vận hành khối học thuật đảm bảo chất lượng đầu ra với từng HV theo yêu cầu. - Nâng cấp và phát triển các sản phẩm. - Tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực bộ máy học thuật tại các CN và nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. - Đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng yêu cầu đầu ra theo chỉ đạo và định hướng của BDH. - Đào tạo và Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc trong quá trình thử việc và làm việc sau thử việc của GV. - Xây dựng văn bản, quy trình làm việc phòng Học thuật - Có kế hoạch đào tạo nhân sự kế cận phục vụ CN mới đi vào vận hành. - Tổ chức Tuyển dụng, đào tạo vận hành cho bộ phận HT tại các CN mới. - Tham mưu, tư vấn cho TGĐ về các vấn đề liên quan đến học thuật (hợp đồng, chất lượng đào tạo..)

- Chính sách ưu đãi học phí cho con CBNV học tại Victoria English - Quà chúc mừng sinh nhật - Được hưởng chế độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định - Chương trình team building để kết nối đồng nghiệp - Môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện

- Trình độ ĐH trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh, ngoại ngữ tiếng anh, sư phạm tiếng anh... - Kinh nghiệm > 2 năm vị trí tương đương tại hệ thống đào tạo tiếng anh. - Có chứng chỉ ngoại ngữ liên quan, ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ IELTS - Kỹ năng giao tiếp tốt. - Kỹ năng lập kế hoạch, giao việc và giám sát công việc. - Kỹ năng đào tạo và dẫn dắt đội nhóm. - Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm phục vụ giảng dạy… - Năng động, chủ động, sáng tạo, trung thực, thật thà, có tinh thần trách nhiệm.

228 Trần Hưng Đạo, An Hải Tây , Quận Sơn Trà , Đà Nẵng , Viet Nam

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng:

Bấm vào nút "Ứng tuyển ngay" để nộp

Mục tiêu của chương trình đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực ứng dụng và triển khai nghiên cứu khoa học về công nghệ giáo dục, các công nghệ mới nổi và hội tụ trong giáo dục hiện đại, giáo dục số, các hình thái giáo dục phi truyền thống trong thế kỉ 21 và các xu hướng phát triển chuyên ngành Quản trị công nghệ giáo dục, công nghệ giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung.

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có có kiến thức thực tế, kiến thức lí thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực ngành Quản trị công nghệ giáo dục; có kĩ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; có khả năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ hội tụ và mới nổi trong giáo dục; kĩ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong lĩnh vực quản trị nhà trường, quản trị công nghệ giáo dục; có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lí, quản trị hệ thống công nghệ và các nền tảng, giải pháp công nghệ giáo dục, giải pháp phần mềm, tích hợp công nghệ trong hệ thống giáo dục ở các bậc học, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp trong môi trường, bối cảnh luôn thay đổi của giáo dục hiện đại.

- Vận dụng được kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến, các nguyên lí và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ giáo dục và các hệ thống, giải pháp, nền tảng công nghệ mới nổi trong lĩnh vực giáo dục;

- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến công nghệ, quản trị hệ thống thông tin, máy tính, mạng máy tính và truyền thông; quản trị hệ thống thiết bị thông minh, hạ tầng công nghệ thông tin trong nhà trường, phần mềm trong giáo dục; Kiến thức liên ngành có liên quan.

- Phân tích được các yếu tố của quản trị học, các quá trình giáo dục, quản trị nhà trường; mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và các vấn đề liên quan đặc thù trong hoạt động giáo dục trên nền tảng công nghệ dạy học và quản lí hệ thống thiết bị, hệ thống thông tin trong nhà trường và các yếu tố khác trong lĩnh vực giáo dục.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin trong hoạt động quản lí giáo dục, dạy học, quản trị nhà trường, đề xuất các giải pháp xử lí, xây dựng hạ tầng, thiết kế nền tảng và hệ thống quản trị công nghệ giáo dục phù hợp trong lĩnh vực giáo dục, nhà trường một cách khoa học;

- Tổng hợp, đánh giá và chọn lọc được các vấn đề nghiên cứu, truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, các vấn đề chuyên sâu về quản trị hệ thống và công nghệ giáo dục, phát triển các giải pháp, nền tảng ứng dụng trong giáo dục;

- Có khả năng phát hiện giải quyết vấn đề liên quan đến quản trị và quản trị nhà trường, hệ thống, giải pháp và nền tảng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;  - Có khả năng năng nghiên cứu phát triển, áp dụng và chuyển giao các công nghệ hội tụ, mới nổi một cách sáng tạo trong lĩnh vực quản trị nhà trường, quản lí giáo dục và quản trị công nghệ giáo dục.

2.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Phối hợp trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp, công cụ nền tảng trong quản lí giáo dục, quản lí thiết bị thông minh trong dạy học, quản trị nhà trường và quản trị công nghệ giáo dục;

- Độc lập nghiên cứu, thích ứng, tự định hướng, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn người khác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp, công cụ nền tảng công nghệ giáo dục;

- Có khả năng đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực quản trị hệ thống thông tin, quản trị nhà trường và quản trị công nghệ giáo dục trong hoạt động chuyên môn, phát triển nghề nghiệp;

- Có khả năng quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động gắn với phát triển chuyên môn, thiết kế và phát triển các giải pháp công nghệ trong quản trị hệ thống thông tin, quản trị nhà trường, quản lí hệ thống thiết bị thông minh và quản trị công nghệ giáo dục.

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Quản trị Công nghệ giáo dục của Trường ĐHGD đạt loại Giỏi trở lên trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp đại học đến khi đăng kí dự tuyển được xét tuyển thẳng đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị Công nghệ giáo dục.

Môn cơ bản: Nhập môn Khoa học giáo dục

Môn cơ sở: Nhập môn Quản trị Công nghệ giáo dục

Thí sinh dự thi Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị công nghệ giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành Quản trị công nghệ giáo dục; hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực quản trị công nghệ giáo dục, công nghệ giáo dục;

- Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

+ Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ả Rập) đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ. - Có đủ sức khỏe để học tập và nghiên cứu; - Kinh nghiệm công tác:

+ Cử nhân đại học ngành Quản trị công nghệ giáo dục được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Cử nhân đại học ngành phù hợp: Công nghệ giáo dục; Sư phạm Tin học cần phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

+ Cử nhân đại học ngành phù hợp khác: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Quản trị - quản lí; Máy tính và công nghệ thông tin; Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Công nghệ thông tin và truyền thông; Khoa học máy tính; Toán-Tin; Mạng và truyền thông phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và phải học bổ sung kiến thức mới được dự thi.

3.1.3. Danh mục các ngành phù hợp

Ngành phù hợp được dự thi ngay sau tốt nghiệp

Nhóm ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức trước khi đăng ký dự thi

3.1.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Nhập môn khoa học quản lý trong giáo dục

Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục

Nhập môn Quản trị công nghệ giáo dục

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Sau khi tốt nghiệp Chương trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ giáo dục, người học phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra như  sau:

PLO 01. Có khả năng lĩnh hội những tri thức chung và phát triển các chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ giáo dục cũng như phát triển tài năng và năng lực của cá nhân.

PLO 02. Có khả năng nhận định, đánh giá về các lí thuyết, nguyên lí và học thuyết cơ bản về công nghệ giáo dục trong triển khai quá trình giáo dục với các nền tảng, giải pháp công nghệ giáo dục.

PLO 03. Có khả năng phân tích, tổng hợp một cách khoa học những hiểu biết từ các nguồn tri thức và các xu thế nghiên cứu, phát triển của công nghệ giáo dục và các ứng dụng, giải pháp cụ thể theo hướng tích hợp liên ngành của tâm lí học, giáo dục học, khoa học quản lí, khoa học thông tin, khoa học máy tính.

PLO 04. Có khả năng lập kế hoạch và thực hiện đề tài nghiên cứu, viết luận văn một cách khoa học và sáng tạo.

PLO 05. Có khả năng giao tiếp, truyền đạt, phổ biến lại những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học cho cộng đồng khoa học và xã hội.

PLO 06.  Năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ả Rập, và các ngoại ngữ khác được ĐHQGHN chấp nhận) đạt trình độ tương đương bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Ngoại ngữ sử dụng để xác minh chuẩn đầu ra phải trùng với ngoại ngữ được xác định chuẩn đầu vào; sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

PLO 07. Đề xuất và thiết kế được các giải pháp, phát triển công cụ, giải pháp công nghệ trong các quá trình giáo dục hiện đại ở các bậc học và trong công tác quản lí, điều hành, tư vấn và chuyển giao công nghệ giáo dục.

PLO08. Đề xuất và thiết kế các chương trình nghiên cứu phát triển và đổi mới trong công nghệ giáo dục.

PLO 09. Thiết kế và triển khai các ứng dụng, giải pháp công nghệ trong quá trình dạy học, đào tạo, quản trị và quản lí các thiết bị giáo dục hiện đại ở các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác.

PLO10. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các giải pháp công nghệ giáo dục và quản trị nhà trường thông minh, thực hiện đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

PLO 11. Lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và huy động được các nguồn lực cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ, ra quyết định quản trị trong lĩnh vực công nghệ giáo dục.