Xu Hướng Kinh Tế 2023

Xu Hướng Kinh Tế 2023

Sự phát thải khí CO2 đến mức báo động trên thế giới và việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch đang trở thành vấn đề trọng tâm tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Sự phát thải khí CO2 đến mức báo động trên thế giới và việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch đang trở thành vấn đề trọng tâm tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là việc sử dụng năng lượng tái tạo.

PHONG CÁCH TỐI GIẢN – Minimalism style

Phong cách tối giản hóa (Minimalism style) tập trung vào sự đơn giản, và sự sắp xếp tối ưu cho không gian sống. Các vật dụng thường là các đồ vật nhỏ gọn, với thiết kế sáng tạo và chất liệu độc đáo. Vì thế, chất lượng của sản phẩm sẽ luôn được các nhà thiết kế tập trung nhiều hơn.

Các đồ nội thất thông thường được làm bằng vật liệu đơn giản như gỗ, kim loại, da và thủy tinh.

Các màu sắc của vật liệu thường là các màu trung tính như trắng – đen – xám hoặc nâu nhạt. Điều này tạo ra một cảm giác thanh lịch và tinh tế trong không gian sống.

Xu hướng thiết kế nội thất tối giản hóa 2023 thường sử dụng ánh sáng tự nhiên và không sử dụng quá nhiều đèn để tạo ra cảm giác rực rỡ. Ngoài ra, đôi lúc cũng sử dụng các đèn trang trí nhỏ để tạo ra một điểm nhấn nhẹ nhàng trong không gian sống.

PHONG CÁCH THIẾT KẾ CỔ ĐIỂN – Classic style

Phong cách cổ điển (classic style) thường có nguồn gốc từ thời kỳ đế chế La Mã, Hy Lạp cổ đại và thời kỳ Phục hưng. Nó tập trung vào các chi tiết phức tạp, kiểu dáng uốn lượn và vật liệu quý giá như gỗ, da và đồng.

Màu sắc: trong phong cách cổ điển thường là màu trầm, tối và ấm áp. Những đặc điểm chính của phong cách này là các bức tường thảm hoa, các trần nhà cao và các chi tiết trang trí cầu kỳ.

Tính đối xứng và cân bằng: Đối xứng và cân bằng chính là đặc điểm quan trọng nhất trong xu hướng phong cách nội thất cổ điển 2023. Nó gần như là nguyên lý cơ bản để tạo nên dấu ấn chính trong phong cách này.

Chi tiết trang trí chủ yếu: Đặc trưng của những chi tiết trang trí trong phong cách này thường cầu kỳ, chi tiết, thẩm mĩ cực kỳ cao. Cùng sự kết hợp với những đường bo tròn mềm mại. Những đường cong uyển chuyển đã tạo nên sự quý phái, thanh lịch và lộng lẫy cho phong cách này.

Để duy trì sự tinh tế này, hãy chọn những chiếc đèn sáng để tạo đúng tâm trạng và không khí. Chúng không nhất thiết phải là những thiết bị chiếu sáng hiện đại, có thể tìm một vài mẫu đèn chùm tinh xảo.

PHONG CÁCH THIẾT KẾ HIỆN ĐẠI – Modern style

Bắt nguồn từ phong cách kiến trúc của Đức và Scandinavia. Phong cách thiết kế hiện đại sẽ có đặc tính đơn giản và không tiểu tiết rườm rà. Không mang nét quá đặc trưng ở một thời kì nào. Mà ở thời kỳ nào thì phong cách này sẽ luôn tự cập nhật và thay đổi. Chính là để phù hợp với thời kỳ đó.

Phong cách hiện đại (modern style) được ra đời vào thế kỷ 20. Và đã trở thành phong cách thiết kế được ưu chuộng mãi cho đến thời điểm hiện tại.

Kết cấu thiết kế của phong cách này được đặc trưng bởi những khối hình học độc đáo. Xu hướng nội thất 2023 được bày trí theo kiểu không cân bằng nhưng có sự đối xứng tinh tế. Thêm vào đó, màu sắc trung tính kết hợp một tông màu đậm sẽ nổi bật cho phong cách này.

Cụ thể, khi dùng màu trắng sẽ vừa thể hiện lên sự trang nhã và có phần tươi mới cho không gian

Màu vàng sẽ thể hiện lên sự ấm áp của nắng hay màu xanh sẽ thể hiện lên được tình yêu thiên nhiên

Do vậy, khi thiết kế nội thất, bạn cần chọn ra một tông màu chủ đạo để có thể hòa hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn này cũng cần lưu ý đến yếu tố về mặt phong thủy.

Phong cách hiện đại là sự kết hợp của sự tối giản và sự tiện nghi. Nó tập trung vào các đường thẳng sắc nét, màu sắc đơn giản và các vật dụng đơn giản. Nội thất hiện đại tập trung vào tối ưu công năng sử dụng và đơn giản các chi tiết nội thất. Ví dụ như: ghế sofa, bàn trà, kệ tivi đến đèn chùm, thảm trải sàn, tranh treo tường,….

Các nội thất này thường làm từ kim loại, thủy tinh và bê tông. Bởi vậy mà phong cách này rất phù hợp để ứng dụng cho nhà ống nhỏ hẹp.

PHONG CÁCH TỐI ĐA HÓA – Maximalism style

Phong cách tối đa hóa (Maximalism style) là một phong cách nội thất đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều màu sắc. Cùng với đó là nhiều họa tiết và chi tiết trang trí phức tạp. Xu hướng nội thất 2023 này thường táo bạo và sôi động, tạo ra một không gian sống đầy sức sống và vui tươi.

Trong phong cách Maximalism, mọi thứ đều được sử dụng một cách táo bạo và không giới hạn. Vì không nhắm đến sự hoàn hảo, Maximalism thường đề cao phong cách cá nhân thông qua vật liệu nội thất trong nhà. Các chất liệu được sử dụng bao gồm vải bông, lụa, nhung, velvet và satin.

Tận dụng tối đa sự phức tạp từ vải qua rèm cửa, thảm trải sàn, đệm lót hoặc khăn…

Có lẽ đối với những người nghiêm túc thì Maximalism là một điều gì đó điên rồ, diêm dúa, lòe loẹt và lố lăng. Nhưng còn với những người ưa chuộng nó thì đây là một cách để yêu thương bản thân. Truy cầu những niềm vui, mở mang về tầm nhìn và dung hòa những quan điểm trái ngược. Các ý tưởng cứ lần lượt xuất hiện và kích thích tột cùng trí tò mò của bộ não.

*These images are the concept design on Behance

Với các gợi ý về các phong cách trang trí nơi nương tựa tâm hồn của mỗi cá nhân, hy vọng AIC đã giúp bạn có thể áp dụng được vào căn nhà của chính mình để nó trông hợp lý hơn. Đừng ngần ngại liên hệ với AIC JSC qua Hotline 090 2526 355 hoặc inbox Fanpage để thay mới không gian căn nhà tuyệt vời của bạn nhé !

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi rất nhiều yếu tố làm suy giảm đà phục hồi, nền kinh tế các nước tại khu vực châu Á cũng nằm trong xu hướng đó và được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại với các động lực tăng trưởng yếu, áp lực lạm phát ở mức vừa phải.

Xét về tổng thể, trong nửa cuối năm 2023 và cả năm 2024, các nền kinh tế châu Á dự báo có mức tăng trưởng thấp, một số nước thậm chí không tăng trưởng. Trung Quốc dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2023, đạt 5,2% song sẽ yếu đi trong năm 2024 (4,5%). Năm 2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tích cực một phần do mức nền tăng trưởng thấp của năm 2022 (3%). Nhật Bản dự kiến tăng trưởng 1,4% năm 2023, sau đó giảm xuống còn 1,0% năm 2024 - tương đương mức năm 2022. Ấn Độ - nền kinh tế được kì vọng là một trong những động lực tăng trưởng cho khu vực châu Á cũng chứng kiến sự suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% trong năm 2022 giảm xuống còn 6,1% và 6,3% năm 2023 - 2024. Nhóm các nước ASEAN-5 (gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore) cũng chứng kiến mức tăng trưởng giảm trong hai năm 2023 - 2024, lần lượt là 4,6% và 4,5% so với mức 5,5% của năm 2022. Xét về động lực tăng trưởng thì có thể thấy, động lực của các nước châu Á tương đối yếu do chịu những tác động tiêu cực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục duy trì chính sách tăng lãi suất, sự tăng trưởng suy giảm và yếu đi của nền kinh tế lớn như Trung Quốc, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và dấu hiệu hồi phục yếu ớt... Bên cạnh đó, giá lương thực, năng lượng biến động lớn do tác động của xung đột Nga - Ukraine và nhu cầu năng lượng phục hồi trên toàn cầu để hồi phục kinh tế cũng là một trong những yếu tố tác động đến các nước nhập khẩu năng lượng ròng như Thái Lan, Hàn Quốc. Giá hàng hóa toàn cầu tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát tại châu Á thông qua kênh nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng thì phần nào lại được hưởng lợi từ yếu tố này. Ngoài các tác động đến từ bên ngoài này, nền kinh tế châu Á còn chịu áp lực về tài chính tương đối lớn sau đại dịch Covid-19 khiến cho tiêu dùng và chi tiêu ở mức rất thấp. Mặc dù các nước cũng đã thực hiện cắt giảm lãi suất để giảm áp lực về tài chính, song, khả năng hấp thụ vốn lại khó khăn nên khó có thể tạo ra động lực tăng trưởng mạnh ngay lập tức. Như vậy, có thể thấy, sự phục hồi kinh tế tại khu vực châu Á đang mất đà do các điều kiện tài chính bị siết chặt, môi trường toàn cầu suy yếu. Về lạm phát, nhìn chung, lạm phát tại các nước châu Á đều có xu hướng dự báo sẽ giảm trong năm 2023. Đáng chú ý, khi nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao thì Trung Quốc lại có nguy cơ rơi vào một giai đoạn giá cả sụt giảm kéo dài. Tỉ lệ lạm phát tháng 7/2023 giảm 0,3% so với cùng kì năm 2022 khi nhu cầu nội địa suy yếu, hoạt động sản xuất và chi tiêu tiêu dùng chững lại. Về mức dự báo lạm phát năm 2023, tỉ lệ lạm phát tại một số nền kinh tế châu Á năm 2022 - 2023 như sau: Trung Quốc: 2%; 1,4%; Hàn Quốc: 5,1%; 3,3%; Ấn Độ: 6,7%; 5,4%; Singapore: 6,1%; 4%; Thái Lan: 6,1%; 2,5%... Như vậy, cùng với áp lực về tài chính, việc lạm phát dự kiến giảm sẽ tạo cơ sở để các nước thực hiện cắt giảm lãi suất trong những tháng cuối năm 2023. Việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cộng với áp lực tài chính yếu sẽ khiến các đồng tiền của các quốc gia ở khu vực châu Á (Nhân dân tệ, Yên Nhật, Rupi Ấn Độ...) suy yếu so với USD. Đối với Việt Nam, mặc dù nền kinh tế có nhiều tín hiệu tích cực và khởi sắc nhẹ (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cải thiện dần, xuất siêu; lạm phát diễn biến theo xu hướng chậm lại,...). Tuy nhiên, trong các yếu tố tích cực này thì đều cho thấy những thách thức đằng sau đó. Vốn FDI cải thiện nhưng tốc độ tăng khiếm tốn (8 tháng đầu năm 2023 tăng 1,3% so với cùng kì năm 2022), xuất khẩu bị thu hẹp (8 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu giảm 10%); lạm phát giảm do giá cả thế giới giảm mạnh và áp lực từ bên cầu giảm, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân. Về yếu tố bên ngoài, cầu thế giới thấp tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, tiếp đó là ảnh hưởng đến thị trường lao động và việc làm: Tính chung 8 tháng đầu năm, số lượng lao động đang làm việc tại thời điểm tháng 8/2023 giảm 2,9%; doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,7% về vốn đăng kí và giảm 3,9% về số lao động, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 19,5% so với cùng kì năm 2022... Mặc dù có nhiều thách thức, khó khăn như vậy, song, với các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ liên tục được triển khai quyết liệt trong thời gian qua, tiêu dùng được thúc đẩy trong bối cảnh lãi suất giảm, đầu tư công được đẩy mạnh sẽ là các yếu tố chính hỗ trợ xu hướng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong nước những tháng cuối năm 2023. Các tổ chức quốc tế dự kiến, năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong khoảng 4,4 - 5,8% (tháng 7/2023, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO) dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 4,4%; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P dự đoán khoảng 5,5%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán khoảng 5,8%; tháng 8/2023; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đạt khoảng 4,7%). Các dự đoán trên cho thấy khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Việt Nam là rất khó khăn. Về lạm phát, với xu hướng lạm phát giảm trong những tháng đầu năm 2023 thì lạm phát hoàn toàn có thể kiểm soát dưới mục tiêu đề ra là khoảng 4%.   Thái Sơn