Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh tại Đồng Hới (Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo. Năm 14, 15 tuổi đã nổi tiếng là “thần đồng” thơ ở Quy Nhơn. Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường luật, khi Thơ mới bùng nổ, ông chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Mắc bệnh phong khi đang ở độ phát triển rực rỡ nhất của tài năng (24 tuổi), Hàn Mặc Tử đã phải về Quy Nhơn chữa bệnh. Thời gian này ông vẫn tiếp tục làm thơ cho đến lúc mất tại trại phong Quy Hoà.
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh tại Đồng Hới (Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo. Năm 14, 15 tuổi đã nổi tiếng là “thần đồng” thơ ở Quy Nhơn. Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường luật, khi Thơ mới bùng nổ, ông chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Mắc bệnh phong khi đang ở độ phát triển rực rỡ nhất của tài năng (24 tuổi), Hàn Mặc Tử đã phải về Quy Nhơn chữa bệnh. Thời gian này ông vẫn tiếp tục làm thơ cho đến lúc mất tại trại phong Quy Hoà.
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Ông đã góp phần làm cho nền văn học dân tộc phát triển đa dạng hơn. Sự đóng góp tích cực của Hàn Mặc Tử phải kể đến việc lập nên “ Trường thơ loạn Bình Định”, mà ở đó thi sĩ họ Hàn là vị chủ soái.
Ma lực của “Thơ điên” mạnh mẽ đến nỗi cuốn hút được cả những nhà thơ tài ba của thời đại Thơ mới đến nhập cuộc: Bích Khê và Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan. Một số nhà thơ đương đại cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của ‘Thơ điên ”, viết những bài thơ “phá phách”, những câu thơ dữ dội kiểu Hàn Mặc Tử. “Thơ điên” còn là một thành tựu đặc sắc vào bậc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại mà Hàn Mặc Tử là người có công đầu.
Hàn Mặc Tử – con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Thi nhân ra đi khi còn quá trẻ và sự nghiệp văn thơ cũng vừa mới bắt đầu. Tuy nhiên, dù chỉ có hon 10 năm từ khi chập chững bước vào làng thơ cho đến khi rời xa cõi đời, Hàn Mặc Tử cũng đã kịp cho xuất bản hơn 10 tập thơ với hàng chục bài thơ đặc sắc; không chỉ có vậy, thi nhân để lại trong lòng hàng triệu người hâm mộ trên khắp mọi miền tình cảm mến thương và tiếc nuối khôn nguôi.
Sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử là một tháp ngà kiêu sa, tráng lệ, ánh hào quang của nó tỏa sáng chói lòa nhân thế… vì vậy những hình tượng thơ của người đời khi khiến người đọc khó đến gàn, khó nắm bắt và có khi khó hiểu. Âu đó cũng có thể được xem là những hạn chế nhất định của thơ Hàn.
Ngoài những bài thơ trên thì trong các tác phẩm của Hàn Mặc Tử còn có 2 bài kịch thơ nổi bật gồm:
Kịch bản này xảy ra chỗ nước non thanh tú. Chỉ có thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng Thương Thương thì kịch mới nổi.
Đâu gió lên tầng mây che mắt lạ, Ta muôn năm len lỏi ở Đào Nguyên. Nước trong sáng lòng ta thơm vô giá, Sao không ai đi lạc tới non tiên.
Để ta dâng ta mời ai giải khát, Nếm cho bưa mùi vị nước trường sinh. Ồ tiếng tiêu đâu bay ra man mác, Khiến nao nao nguồn thanh tịnh quanh mình.
Tiếng tiêu nao từ phương xa bay vẳng? Tiếng thanh thanh mà rất mực tương tư. Xuân đây rồi lan tràn như bóng nắng, Ta nên bay cho khỏi vướng sầu u.
Vàng bay theo vàng đuổi theo vàng bay, Tiếng vàng này vừa mê này vừa say. Dồn qua phương Đông mặt trời chưa nóng, Dồn qua phương Tây màu sắc hây hây.
Ta là khúc Phượng Cầu Hoàng năm trước, Đem ân tình rải khắp cả trời duyên. Cho Quân Thuỵ lấy nàng Thôi thuyền quyên, Xuân vô cùng đến ngàn năm ơn phước.
Song le nàng vẫn luôn cách biệt, Bến Ô Giang lành lạnh khúc thầm thương. Ta vẫn còn ngân bao lời tha thiết, Trong nắng mai dìu dịu mối sầu vương.
Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm, Ai đưa ta lạc đến nước non này? Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhuỵ chớm, Cùng tiếng tiêu đồng hợp chất nồng say.
Đến đây rồi ta mơ niềm hận cũ, Đã bao năm nào thấy bóng giai nhân. Hoa lá bỗng xôn xao tìm thấy thú, Trong khi nầy lừng lẫy nhạc tường vân.
Ồ sự lạ đã muôn đời thế kỷ, Đất Linh Sơn in dấu vết phàm nhân. Ta reo lên với đàn thông rủ rỉ, Cho lay bay tình ý ở xa xăm…
Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó, Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu. Hai tay chàng thử vốc vào nước nọ, Mát tê đi như da thịt nàng dâu.
Ôi chàng kia, thực ra chiều phong vận, Hãy nghe ta cao hót khúc bình an. Này mặn nhựt tròn vo đương sáng láng, Gió đương lên vươn quyện tấm lòng ngày. Ta đã nghe danh chàng cao vời vợi, Như thơ ra đồng vọng cả thinh gian.
Nắng càng cao lòng ta càng hừng hực, Thơ lên rồi bay quá giải nhàn vân. Mùi hương đâu trong lời ca sực nức, E hư vô rung động cả phong trần. Ôi chao, mê toàn thân như khoái cảm, Như đêm xuân uống phải rượu quỳnh tương. Không đâu mà, có điều chi vừa chạm, Đến tâm linh – để báo hiệu phi thường. Ta hãy giấu tiếng kêu trong cụm lá, Đừng cho ta nghe lờ lặng trời mây. Ta hãy ẩn mình vào trong kẹt đá, Để chờ xem sự lạ đến gần đây.
Mây bay theo với mây bay, Mình sao ra nước non này mà chơi. Sáo ơi, dìu dặt chơi vơi, Buông mau âm điệu để mời nhân gian. Nắng cao ý muốn lan tràn, Ở đây vắng vẻ cây ngàn suối reo. Chim ơi hót khúc tương giao, Có người thục nữ lần vào Thiên Thai. Không gặp ai, chửa gặp ai, Duyên tình ngậm kín, tình hoài miên man. Tiêu tao đến nỗi bẽ bàng, Đi trong hiu quạnh gặp toàn bơ vơ.
Hay a người lụa sông Tần, Ai dun ai dủi tới gần gần tiên? Ở đây có suối Đoàn Viên, Có cây Phối Hợp, có duyên Ngọc Vàng. Nước ta trong trắng ơi Nàng, Đọ xem trinh tiết có phần thanh cao. Cởi xiêm cởi áo ra nào, Xuống đây Nàng tắm cho dào dạt thơ. Ta gieo với lá reo khô, Đàn thành cung tiếng, nắng thơ thêm sầu. Mau đi, nàng hỡi cho mau, Lòng ta xao xuyến nao nao gợi tình…
Ôi chao! Thơ ngâm bay theo giải nắng, Lộng vào trong xiêm áo mỏng manh sao! Tiếng cười ai vang trong im lặng, Khiến lòng ta hồi hộp biết dường bao.
Tiếng tiêu vương vấn vào nhau mãi, Ta chộ Nàng đây, gẫm lạ kỳ. Không duyên hồ dễ mong theo nắng, Xin nàng cười nụ với đôi mi.
Ở đâu chàng ở đâu ra, Xem trong cốt cách mới ra tính tình. E khi mình chửa biết mình, Nói câu kỳ ngộ in hình hổ ngươi. Chàng ôi, thốt chẳng nên lời, Không quen sao lại lả lơi chuyện trò?
Phải quê Nàng ở Đào Nguyên, Bởi chưng sắc đẹp lại thêm đa tình. Xuống đây tìm nợ ba sinh, Không may trời khiến ta mình gặp nhau…
Em là Trần Thương Thương, Ngụ ở bến Tầm Dương. Đi tìm chàng thi sĩ, Trong pho sách Kim Cương. Đi tới Tương Tư xứ, Tìm không ra người thương.
Em là Trần Thương Thương, Anh là Hàn Mạc Tử. Không phải cách âm dương, Còn có khi hội ngộ. Em là hoa mười phương, Anh là mây tứ xứ. Gặp nhau ở cạnh đường, Nói sao cho bằng khóc.
Hỡi ơi người tục khác tình, Đến đây nhìn sững cho mình thêm ghen. Má ơi, má núng đồng tiền, Môi sao ướt đỏ ta thèm biết bao. Nắng ơi, nắng có lên cao, Làm sao da thịt hồng hào thế kia?
Người mộng hỡi từ nay ta mới biết, Mê man chưa làn gió cuốn tiêu đi. Đã bao năm lòng ta say tha thiết, Và ngâm ca ngợi tấm tình si.
Sao thơ anh nhuộm toàn màu ly biệt? Kêu không thôi và nức nở cả ban đêm, Nhạc thanh bai hoà trong cung cầm nguyệt. Với bao màu sáng láng ửng duyên thêm, Em đã run và linh hồn dao động, Không sao cầm được tình yêu. Mùi thơm anh nồng hơn chất rượu nóng, Và thơm thơm buồn lặng cả lòng phiêu. Em mê quá thi nhân Hàn Mặc Tử, Người trai tơ thuỳ mị như tình duyên. Cho em nghe bao lời hương no ứ, Trong mai ni dày đặc vết hương nguyền.
Thương Thương em trời cho ta kỳ ngộ, Nói cho ta thần diệu của vàng bay. Đôi nhị thắm in trên màu rực rỡ, Đây đôi chim gù gật với niềm say.
Anh nói sao cho nước mây thầm lặng, Xôn xao lên hừng hực tiếng đàn xuân. Song le em, trong bầu hoa hương lắng, Không chi bằng thú vị ở lời van.
Anh van em cho anh quỳ san sát, Cho mùi xuân ngầm ngấm tận hồn anh. Thơ anh sẽ như trầm hương ngào ngạt, Toả lên cao lồng lộng giữa trời xanh.
Là muôn năm còn no trong khoái lạc, Anh còn run cho đến phút chia ly. Áo xiêm em phập phồng và rất mát, Sao cho môi ngon ngọt quá yêu vì.
Tất cả em là chân châu vô giá, Dành cho anh riêng hưởng hạnh phúc này. Em kết tinh ở bao thanh sắc lạ, Toà thiên nhiên đúc sẵn để mê say.
Ồ em yêu, hãy vang lời ca ngợi, Ái tình thiêng mường tượng bến cao sâu. Hãy nói ra bằng trăm câu chới với, Cho lòng em cảm động buồn đau.
Em chỉ mê khi dòng châu lã chã, Khi lên cao, khúc hát đã lên cao. Anh hãy thả tiếng vàng bay thong thả, Cho mi em sầu đọng những hương ngào.
Sao trời hỡi, không cho em nguyền ước, Em theo anh mà hứng lấy sao rơi? Vẻ đài các còn nguyên trong khăn lược, Để làm chi, tình hỡi khi xa xôi…
Gặp em đây khác gì trong giấc mộng, Biết làm sao cho tỏ hết tình thương? Tiếng lòng anh vẫn luôn luôn đồng vọng, Luôn luôn reo kêu gọi đến tình nương.
Chỉ có em làm thơ anh mãnh liệt, Tình anh vang như luồng gió van lơn. Chỉ có em, lòng anh yêu tha thiết, Yêu điên cuồng không một phút nào hơn.
Bây giờ đây khóc than niềm ly hận, Hỡi Thương Thương người ngọc của lòng anh. Ta nhìn em với bao lời ta thán, Khiến hoa chim nghe được cũng không đành.
Tình quân hỡi, muôn năm em chỉ muốn, Sống bên anh cho thắm được tình yêu. Mùa xuân em sẽ rất nhiều hoa bướm, Bởi thơ anh tô điểm đẹp trăm chiều.
Than ơi đời biệt ly chan chứa, Tưởng chừng em vui hưởng thú tiêu dao. Anh sắp đi với hai dòng lệ ứa, Cả đau thương dồn dập xót tâm bào.
Khi xa em đã bao lần vọng tưởng, Mơ trong mơ làm hoảng hốt đêm trăng. Đàn tâm tư nóng ra trong âm hưởng, Bay ra ngoài nghìn dặm vẫn còn vang.
Khi gần em tâm thần anh sửng sốt, Mùi yêu đương vương vít cả linh hồn. Em ở đó sao anh không thề thốt, Bao dòng châu em hiến tối tân hôn?
Nói làm chi những câu mê sướng quá, Nói những câu khờ dại cả người em? Tiếng lòng anh vẫn luôn luôn đồng vọng, Luôn luôn reo khêu gợi tâm tình riêng.
Phải chăng anh tài hoa cao trọng lắm, Đã bao lần khét tiếng ở đền vua, Bao người ngọc đắm say lời ngọc thắm, Bao giai nhân hâm mộ tấm tình thơ?
Nói chi anh những câu buồn xa cách, Đoàn viên đây còn nắm chặt trong tay. Yêu nhau thôi, nguồn thơm chan chứa mạch, Cho em lau mắt lệ thế niềm sau.
Ngồi xuống đây cho tình em mơn trớn, Vẻ phấn hương kề cận với tài hoa. Nói đi anh bằng câu ca rờn rợn, Cho hồn em ớn lạnh đến ngoài da.
Thôi thôi em, mộng đã tàn theo châu lệ, Giang hồ đi trong mây nước lâm ly. Anh biết em mà lòng luôn kể lể, Âm thâm than không ngớt nỗi ai bi.
Anh chỉ ngó say em trong chốc lát, Để hồn thơ rời rạc với mây bay. Gần em luôn để hưởng bao khoái lạc, Thưa em không, anh đâu dám mê say!
Một mai kia ở bên khe nước ngọc, Với sao sương, anh nằm chết như trăng. Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc, Đến hồn anh và rửa vết thương tâm.
Em quyết níu với bao tơ nắng dịu, Níu thơ anh và níu cả hồn anh. Hoa cỏ sẽ làm ơn theo chứng kiến, Biệt ly nào dứt được mối thâm tình?
Thôi chào em giờ đi không trở lại Anh xa rồi mà hương phấn vẫn theo luôn.
Trời xanh ôi! Cả người em tê tái, Anh đâu rồi? Nước mắt đã hầu tuôn.
(Nàng gục đầu vào phiến đá thổn thức)
Bến Ô Giang lâm ly khúc hát, Trong sương hay gởi nỗi buồn tiêu dao. Bỏ nàng đi để hồn ta man mác, Ta theo nàng von vót lắng trên cao.
Xin đừng vẩy bàn chân trong suối ngọc Hỡi giai nhân người lụa bến Tầm Dương Xin nàng đợi để đêm khuya sẽ vọc Bao nhiêu trăng sáng dịu giữa hơi sương.
Liên hồ đây, bốn mùa Xuân cả bốn, Ngát hương đưa trong gió sớm trơi vơi. Làn nước mát và chưa bao giờ bợn, Vết phong trần đưa lại ở xa khơi.
Ghe thay cô Quỳnh Tiên dao động, Xuống đây mà đứng sựng để làm duyên. Bao nhiêu cá lặng chìm theo tăm sóng, Bao nhiêu hoa thầm sợ vẻ hồn nhiên.
Đây mùi đạo vẫn còn thơm ngan ngát, Mà ai cho các vị nói tình yêu. Ai cho thoả bao niềm mong rào rạt, Mà ai cho lòng ngọc toả phiêu phiêu.
Đã lâu rồi chúng ta xa trần tục, Nỗi thầm thương chôn kín khổ bao nhiêu. Nên say sưa mơ lòng theo náo nức, Yêu nhau đi, Tình gái, dịu dàng yêu.
Mi! Mi! Mi! Có nghe trong gió thẳm, Có nghe không tình lạ thoảng mùi trai. Có nghe không lòng ai ra âm ấm, Không như lòng cô gái ở Bồng Lai.
Mùi vị ấy bay từ cô gái ấy, Nên ran ran lòng dạ ở chung quanh. Để ý xem nước da cô thắm dậy, Và đôi môi biểu lộ hết xuân tình.
Chị em ơi, “chàng” làm duyên thái quá, Không hài lòng khi nói đến tình yêu. “Chàng” giả bộ không ưa trò lơi lả, Không ưa nhìn bao vẻ gấm hoa thêu.
Huyền Tiên (nói cùng Quỳnh Tiên):
Nương nương ơi! Biết nhau từ độ ấy, Tóc xanh thêm và tình đậm đà nhiều. Tao phùng duyên đến bây giờ lại thấy, Lòng nghiêng qua, sóng mắt muốn xiêu xiêu.
Thơ Hàn Mặc Tử rất đa dạng và mang phong cách khác biệt so với các nhà thơ cùng thời. Các sáng tác của ông bắt nguồn từ thể Đường Luật nhưng dần chuyển sang thơ mới, lãng mạn. Mỗi câu từ mà Hàn Mặc Tử viết đều chất chứa tình yêu mãnh liệt, phức tạp và đau đớn. Ông như muốn thoát ra khỏi sự dày vò của bệnh tật để tận hưởng sự tự do.
Xem thêm các tập thơ thú vị khác tại The POET magazine: