Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
(PLO) - Các mẫu vật tìm thấy chính là của máy bay MIG-21 rơi tại khu vực Tam Đảo trong khi bay huấn luyện ngày 30/4/1971. Tuy nhiên, không tìm thấy xương cốt của hai phi công là liệt sỹ Công Phương Thảo và phi công Yuri Poyarkov.
Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng là một trong những tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện pháp y quân đội được quy định tại Điều 5 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến nhiệm vụ của Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Là một tổ chức giám định pháp y, thì bên các quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ thì Viện pháp y quân đội còn có các quyền, và nghĩa vụ theo quy định của Luật Giám định tư pháp. Theo đó, tại Điều 25. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư phá của Luật này quy định như sau:
a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; b) Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm; c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ: a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn. Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định;
b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết;
c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn; đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.”
Khi thực hiện các hoạt động giám định pháp y thì Viện pháp y quận đội được thực hiện các quyền như trên, đó là được yêu cầu cung cấp thông tin, được quyền từ chối giám định pháp y và có quyền được nhận tạm ứng chi phí giám định. Bên cạnh các quyền thì Viện pháp y quân đội cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình, đó là phân công giám định viên thực hiện giám định, bảo đảm các điều kiện để giám định, chịu trách nhiệm về kết luận giám định,… Với đặc thù của mình, thì Viện pháp y quân đội thực hiện hoạt động giám định pháp y thuộc khối quân đội, nên Viện pháp y quân đội cũng phải tuân theo những quy định, nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng giao cho.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc Phòng có nhiệm vụ gì?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Trang mạng "Global Firepowerful" (Sức mạnh hỏa lực toàn cầu) xếp hạng những quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay dựa trên các yếu tố như: Ngân sách quốc phòng, nguồn nhân lực và việc sở hữu các loại vũ khí, trang thiết bị chiến lược... Khả năng hạt nhân không nằm trong tính toán.
Dưới đây là 11 quân đội mạnh nhất thế giới theo bảng xếp hạng năm 2014:
Ngân sách quốc phòng của Mỹ là 612 tỷ USD. Mặc dù đang bị cắt giảm, nhưng ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn nhiều hơn tổng chi tiêu quốc phòng của mười quốc gia dưới đây cộng lại.
Ưu thế quân sự thông thường lớn nhất của Mỹ là một đội tàu gồm 19 tàu sân bay, so với tổng số 12 tàu sân bay của tất cả các nước còn lại trên thế giới. Các tàu sân bay cỡ lớn này cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ hoạt động ở phía trước tại bất cứ nơi nào và triển khai sức mạnh trên toàn thế giới.
Sức mạnh siêu cường về quân sự cũng được thể hiện qua số lượng các máy bay chiến đấu hiện đại mà Lầu Năm Góc đang sở hữu, vượt xa tất cả các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, lực lượng hải quân nước này cũng đang chuẩn bị thử nghiệm một loại "siêu súng" sử dụng công nghệ với tốc độ đầu đạn nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh. Vũ khí mới này có thể giúp quân đội Mỹ có lợi thế vượt trội các đối thủ khác.
Hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô, quân đội Nga đang hồi sinh trở lại. Chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng hơn 44 % trong ba năm tới. Hiện ngân sách quốc phòng của Nga ở mức 76,6 tỷ USD.
Nga hiện có 766.000 quân thường trực và 2.485.000 quân dự bị, 15.500 xe tăng -lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ở mức 2 con số. Mới đây, Trung Quốc thông báo sẽ tăng chi phí quân sự năm 2014 ở mức 12,2% lên 132 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể cao hơn, đặt ra mối quan ngại ở châu Á khi nước này tìm cách để thể hiện sức mạnh của mình để giải quyết tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và Philippines.
Lực lượng binh sĩ phục vụ trong quân đội Trung Quốc rất lớn, với 2.285.000 quân thường trực và 2.300.000 quân dự bị.
Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi nước này đang theo đuổi chương trình hiện đại hóa quân đội của mình. Hiện nay, người ta ước tính rằng Ấn Độ chỉ dành 46 tỷ USD cho quốc phòng và dự kiến sẽ trở thành nước chi tiêu cho quốc phòng cao thứ 4 thế giới vào năm 2020. Hiện nước này đang là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Ấn Độ sở hữu những tên lửa đạn đạo với tầm bắn bao trùm lãnh thổ của của Pakistan và phần lớn lãnh thổ Trung Quốc. Chiến lược quân sự Ấn Độ đã bị chi phối bởi cuộc xung đột kéo dài âm ỉ với Pakistan, cũng như những cuộc chiến nhỏ với Trung Quốc trong quá khứ.
Anh đang có kế hoạch giảm quy mô lực lượng vũ trang của mình khoảng 20% trong giai đoạn 2010 - 2018. Hiện ngân sách quốc phòng của nước này ở mức 54 tỷ USD.
Mặc dù quy mô có thể thu hẹp, nhưng Anh vẫn đang tính toán đến khả năng triển khai sức mạnh của mình trên toàn thế giới. Hải quân Hoàng gia nước này đang có kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào phục vụ năm 2020. Tàu sân bay này có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu tấn công F- 35B. Nhờ được huấn luyện tốt và trang bị hiện đại, quân đội Anh vẫn duy trì được một số lợi thế so với các cường quốc mới nổi.
Pháp đã cắt giảm biên chế 10% nhân viên quốc phòng năm 2013 trong một nỗ lực nhằm dành tiền để đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại. Nước này đang dành 43 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm 1,9 % GDP, thấp hơn mục tiêu mà NATO quy định đối với các nước thành viên.
Mặc dù vậy, Pháp vẫn còn có khả năng triển khai lực lượng quân đội của mình trên toàn cầu, ví dụ như việc triển khai quân tới Cộng hòa Trung Phi, Chad, Mali, Senegal và các nơi khác trên thế giới.
Sức mạnh quân sự của Đức giảm đi một chút so với sức mạnh kinh tế của mình trên vũ đài thế giới. Gần đây, Đức đã bắt đầu xem xét hỗ trợ quân sự cho các thành viên NATO ở Đông Âu. Nước này cũng đã được coi là có một vai trò quốc tế tích cực hơn về mặt quân sự. Đức dành 45 tỷ USD cho quốc phòng hàng năm, đứng ở vị trí thứ 8 trên thế giới về chi tiêu quốc phòng.
Do hậu quả của Chiến tranh thế giới II, dân số của Đức nói chung luôn phản đối chiến tranh. Nước này hiện chỉ có 183.000 quân thường trực và 145.000 quân dự bị. Đức đã bãi bỏ quy định phục vụ quân sự bắt buộc từ năm 2011 trong một nỗ lực nhằm xây dựng một quân đội chuyên nghiệp.
Chi tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 9,4% trong năm 2014 so với năm 2013. Cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria và các cuộc đụng độ tiềm năng các tổ chức ly khai người Kurd, PKK là những lý do chính cho sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của nước này. Ngân sách quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 182 tỷ USD.
Đội tiêu binh của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên của NATO và là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất ở khu vực Biển Đen trong liên minh trên. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào hoạt động tại Afghanistan, cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình tại khu vực Balkan. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì một lực lượng quân sự lớn ở miền Bắc Síp.
Hàn Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng của mình do sự gia tăng quân sự của Nhật Bản, Trung Quốc và các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Hàn Quốc dành 34 tỷ USD hàng năm cho quốc phòng.
Hàn Quốc có một lực lượng quân sự khá lớn so với dân số tương đối nhỏ bé của mình. Nước này có khoảng 640.000 quân thường trực và 2.900.000 quân dự bị. Hàn Quốc cũng có 2.346 xe tăng và 1.393 máy bay. Quân đội Hàn Quốc nói chung là được đào tạo cơ bản và thường xuyên tham gia vào cuộc tập trận với Mỹ. Lực lượng không quân của nước này lớn thứ 6 trên thế giới.
Nhật Bản mới đây đã lần đầu tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng của mình sau 11 năm để đáp ứng với các tranh chấp lãnh hải ngày càng tăng với Trung Quốc. Nước này cũng đã bắt đầu mở rộng quy mô quân sự của mình trong hơn 40 năm qua bằng cách đặt một căn cứ quân sự mới trên hòn đảo ngoài khơi nước này. Tokyo chi 49,1 tỷ USD cho quốc phòng, đứng thứ 6 trên thế giới.
Lực lượng đặc nhiệm quân đội Nhật Bản.
Quân đội Nhật Bản được trang bị khá hiện đại. Hiện nước này có 247.000 quân thường trực và 57.900 quân dự bị. Nhật Bản sở hữu 1.595 máy bay chiến đấu, lực lượng không quân nước này lớn thứ năm trên thế giới, trong khi hải quân có 131 tàu chiến. Chiến lược quân sự của Nhật Bản bị giới hạn bởi một điều khoản trong hiến pháp hòa bình, không cho phép nước này phát triển một lực lượng quân sự tấn công.
Israel hiện đang chi cho quốc phòng lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng của mình. Năm 2009, Israel đã dành 18,7 % ngân sách quốc gia cho quốc phòng. Hiện ngân sách quốc phòng của Israel ở mức 15 tỷ USD.
"Vòm sắt" của Israel phóng tên lửa.
Phần lớn ngân sách quốc phòng của Israel đầu tư cho công nghệ quốc phòng. Một trong những ví dụ điển hình đó là hệ thống tên lửa "Vòm sắt", một lá chắn tên lửa có thể đánh chặn tên lửa tấn công từ Palestine. Israel đang có kế hoạch thay thế "Vòm sắt" bằng một lá chắn phòng thủ laser gọi là "Chùm sắt".